Hướng dẫn tự chăm sóc và quản trị website hiệu quả

Nội dung

Hướng dẫn tự chăm sóc và quản trị website hiệu quả

Ngày nay, mỗi doanh nghiệp đều có ít nhất một website. Chúng có thể làm kênh bán hàng, kênh tương tác giữa doanh nghiệp với người dùng, hoặc chỉ đơn thuần là một chiếc portfolio giới thiệu doanh nghiệp. Dù mục đích là gì đi chăng nữa, website cũng được xem như “bộ mặt trực tuyến” của thương hiệu, và cần được chăm sóc, quản trị thường xuyên.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận kỹ thuật chuyên quản trị website; đa phần là sẽ tự mình chăm sóc định kỳ, khi nào phát sinh lỗi mới tìm thuê bộ phận kỹ thuật ngoài. Vậy làm sao để việc tự chăm sóc và quản trị website trở nên dễ dàng và hiệu quả? Hạn chế được phát sinh và nếu có thì cũng giữ được những dữ liệu quan trọng?

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết đến từ chuyên gia của Theweb, sẽ chỉ giúp bạn các cách quản trị website cho doanh nghiệp mình một cách hiệu quả.

1. Cập nhật nội dung thường xuyên

Đảm bảo rằng bạn thường xuyên cập nhật nội dung mới, hấp dẫn và có giá trị cho người đọc. Điều này chứng tỏ website của bạn luôn “sống”, doanh nghiệp luôn hoạt động, giúp giữ chân người dùng xem thêm các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp muốn giới thiệu và đặt biệt cải thiện thứ hạng SEO của website.

Những nội dung cần được cập nhật thường xuyên chủ yếu là:

  • Blog và bài viết: Duy trì việc viết blog, bài đăng hoặc cập nhật tin tức liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoặc sản phẩm của doanh nghiệp
  • Thông tin sản phẩm/dịch vụ: Đảm bảo các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp luôn được cập nhật đầy đủ và chính xác.

2. Kiểm tra tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng SEO của website. Website có tốc độ tải trang nhanh sẽ giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn và giảm tỷ lệ thoát trang.

Bạn có thể tối ưu tốc độ tải trang cho website bằng các cách:

  • Sử dụng công nghệ nén: Bật Gzip hoặc Brotli để nén các tệp tin CSS, JS, HTML giúp tăng tốc độ tải trang.
  • Chọn hosting chất lượng: Lựa chọn nhà cung cấp hosting đáng tin cậy với tốc độ và hỗ trợ kỹ thuật tốt.
  • Tối ưu hình ảnh: Sử dụng các công cụ như TinyPNG hoặc ImageOptim để giảm dung lượng hình ảnh mà không làm giảm chất lượng.
Kiểm tra tốc độ tải trang

3. Bảo mật website

Bảo mật là yếu tố không thể bỏ qua khi quản trị website. Một website bị tấn công không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn làm mất lòng tin của khách hàng.

Các cách bảo mật website bạn có thể sử dụng mà không cần hỗ trợ từ chuyên viên có thể là:

  • Sử dụng mật khẩu mạnh: Mật khẩu mạnh và thay đổi định kỳ để bảo vệ tài khoản quản trị.
  • Cài đặt SSL: SSL giúp mã hóa thông tin giữa người dùng và máy chủ, bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công.
  • Cập nhật phần mềm: Luôn cập nhật các plugin, theme và hệ quản trị nội dung (CMS) để đảm bảo rằng website của bạn không có lỗ hổng bảo mật.

4. Theo dõi hiệu suất website thường xuyên

Việc theo dõi hiệu suất của website sẽ giúp bạn hiểu rõ hành vi của người dùng và điều chỉnh chiến lược phát triển website cho phù hợp. Thông qua các công cụ miễn phí của Google như Google Analytics để theo dõi lượng truy cập, nguồn gốc của khách hàng, và hành vi người dùng trên website; Google Search Console giúp bạn theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất SEO.

google analytics

5. Tối ưu SEO

SEO là một phần không thể thiếu nếu bạn muốn website của mình xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm như Google. Tối ưu SEO sẽ giúp website của bạn đạt thứ hạng cao hơn và thu hút nhiều lượt truy cập hơn, bao gồm:

  • Tối ưu từ khóa: Sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush hoặc Google Keyword Planner để tìm kiếm và tối ưu từ khóa phù hợp.
  • Xây dựng liên kết nội bộ và liên kết ngoài: Tạo liên kết giữa các trang nội bộ và xây dựng liên kết ngoài từ các trang web uy tín để tăng cường uy tín cho website của bạn.
  • Tối ưu thẻ meta và mô tả: Đảm bảo rằng tất cả các trang đều có thẻ tiêu đề và mô tả được tối ưu hóa cho từ khóa mục tiêu.

6. Tương tác với người dùng

Tương tác với người dùng cũng là yếu tố quan trọng giúp xây dựng cộng đồng xung quanh website của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn phản hồi nhanh chóng và chuyên nghiệp các ý kiến, câu hỏi từ người dùng. Đồng thời kết nối website của bạn với các nền tảng mạng xã hội để tăng tương tác và thu hút khách hàng tiềm năng.

7. Sao lưu dữ liệu định kỳ

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy đảm bảo rằng bạn luôn sao lưu dữ liệu của website để phòng ngừa các sự cố không mong muốn.

  • Sao lưu tự động: Sử dụng các plugin hoặc dịch vụ để sao lưu tự động dữ liệu của website định kỳ.
  • Lưu trữ sao lưu ở nhiều nơi: Đảm bảo rằng bạn lưu trữ sao lưu dữ liệu ở nhiều nơi khác nhau, chẳng hạn như trên máy tính cá nhân và các dịch vụ lưu trữ đám mây.

Quản trị website là một quá trình công việc không khó nhưng cũng không dễ. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng các nguyên tắc trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin chăm sóc và quản trị website của mình một cách hiệu quả, đảm bảo rằng nó luôn hoạt động ổn định và hỗ trợ tốt cho mục tiêu kinh doanh của bạn.

Và nếu có gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình chăm sóc và quản trị website, bạn có thể liên hệ với THEWEB để được tư vấn chi tiết qua các phương thức sau:

📩 [email protected]

☎️ 0908 929 869 / 0938733321

📍 Số 120, đường 410, P. Phước Long A, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.