89% doanh nghiệp nào cũng có khởi đầu rất thành công trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ, nhưng lại gặp khó khăn trong việc xác định đúng thị trường và khách hàng mục tiêu. Để khắc phục được vấn đề này, doanh nghiệp cần phải xác định được target marketing, vậy target marketing là gì? Cùng Philo tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé!

Target marketing là gì?

Target Marketing là quá trình xác định và phân chia thị trường tổng thể thành các phân đoạn nhỏ hơn, dựa trên đặc điểm chung như nhu cầu, sở thích, hoặc hành vi tiêu dùng của khách hàng. Trong mỗi phân đoạn này, doanh nghiệp tập trung vào nhóm khách hàng hoặc tổ chức có khả năng cao sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
Bằng cách tập trung vào việc đáp ứng chính xác nhu cầu và mong muốn của từng nhóm mục tiêu, doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả của chiến lược tiếp thị mà còn tạo ra giá trị bền vững cho cả khách hàng lẫn công ty. Sau đây, hãy cùng Philo các bước phân tích nhóm khách hàng giúp nâng cao hiệu quả việc xác định thị trường mục tiêu.
Target marketing là gì?
Target marketing là gì?

1. Phân tích thị trường tổng thể cho target marketing

Doanh nghiệp cần thu thập thông tin về thị trường, bao gồm xu hướng, nhu cầu, hành vi tiêu dùng và các yếu tố tác động về kinh tế, văn hóa và xã hội. Khi hiểu rõ về khách hàng thì doanh nghiệp sẽ dựng lên được chiến lược marketing và lên chiến lược hiệu quả hơn cho target marketng.
Hành vi tiêu dùng của khách hàng
Doanh nghiệp cần hiểu biết về quá tình quyết định mua của khách hàng qua những câu hỏi như:
  • Khách hàng đang tìm kiếm gì, vấn đề nào khiến khách hàng phải giải quyết ngay?
  • Khách hàng thương ưu tiên tìm kiếm thông tin ở đâu và họ quan tâm đến loại thông tin nào (giá cả, chất lượng, đánh giá sản phẩm)
  • Tiêu chí quan trọng nhất đối với khách hàng trong quyết định mua là gì (giá trị, tính năng, thương hiệu)?
  • Các yếu tố nào có thể ngăn cản đi quyết định mua của khách hàng (giá cả, rủi ro, thiếu thông tin)
Tâm lý của khách hàng
Hành vi tiêu dùng là yếu tố tất yếu nhưng tâm lý khách hàng cũng quan trọng không kém. Khi kinh doanh ta cần hiểu được tâm lý khách hàng:
  • Khách hàng mong đợi điều gì từ sản phẩm/ dịch vụ?
  • Khách hàng mua hàng vì lý do cá nhân, xã hội hay công việc?
  • Khách hàng thường tìm kiếm thông tin ở đâu trước khi mua hàng?
  • Khách sợ điều gì nhất khi mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Các đánh giá, bài viết, hoặc quảng cáo trên mạng có tác động đến lựa chọn của họ không?
Những câu hỏi này không chỉ giúp doanh nghiệp xác định rõ khách hàng mục tiêu mà còn giúp lên được chiến lược tiếp thị phù hợp với tâm lý và hành vi của họ.
Yếu tố nhân khẩu học
Nhân khẩu học là yếu tố không thể thiếu khi doanh nghiệp phân tích thị trường khách hàng, doanh nghiệp cần phải trả lời các câu hỏi sau đây:
  • Độ tuổi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ
  • Giới tính nào dành sự quan tâm nhiều nhất đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Thu nhập và học vấn của khách hàng nằm ở mức nào?
  • Tình trạng gia đình, hôn nhân của khách hàng như thế nào? Độc thân? Đã kết hôn? Hay đã ly hôn?…
  • Sở thích và sự quan tâm của khách hàng là gì?
Trả lời được các câu hỏi trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu và tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Phân tích các yếu tố nhân khẩu học trong target marketing
Phân tích các yếu tố nhân khẩu học trong target marketing

2. Xác định được tệp khách hàng hiện tại và tiềm năng trong target marketing

Sau khi phân tích và trả lời được những câu hỏi trong phân tích thị trường tổng thể, ta cần xác định được đúng khách hàng nào có giá trị và tiềm năng. Doanh nghiệp cần xác định được các chỉ số sau đây để phân tích và xây dựng nên chân dung khách hàng:
  • Đánh giá khả năng doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ qua các giai đoạn kinh doanh.
  • Tỷ lệ khách hàng quay lại mua sản phẩm/dịch vụ sau lần đầu tiên.
  • Mức độ tiêu thụ của sản phẩm/dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Xác định hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và kênh tiếp thị trong việc biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
  • Mức độ trung thành của khách hàng thông qua việc họ sẵn sàng quay lại mua hàng hoặc giới thiệu thương hiệu cho người khác.
  • Đo lường mức độ khách hàng tương tác với thương hiệu qua các nền tảng như mạng xã hội, website, email.
Việc theo dõi và phân tích các chỉ số này không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng hơn mà còn hỗ trợ xây dựng chiến lược tiếp thị và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn lực, tăng trưởng doanh thu và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

3. Lắng nghe để hiểu hơn về khách hàng

Khách hàng thường chia sẻ những gì họ muốn thông qua phản hồi, đánh giá, hoặc các cuộc trò chuyện trực tiếp. Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để tìm hiểu sâu hơn về kỳ vọng của họ. Những phàn nàn hoặc ý kiến của khách hàng thường là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề trong sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình vận hành. Khi khách hàng cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, họ sẽ tin tưởng và gắn bó với thương hiệu hơn.
Các phương pháp lắng nghe khách hàng hiệu quả:
a) Thu thập phản hồi: Sử dụng khảo sát trực tuyến, email, hoặc biểu mẫu đánh giá sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Đồng thời, đọc và trả lời các bình luận trên mạng xã hội, diễn đàn, hoặc các trang đánh giá.
b) Theo dõi hành vi của khách hàng: Sử dụng các công cụ phân tích để hiểu hành vi mua sắm, thói quen truy cập website, hoặc mức độ tương tác trên các nền tảng.
c) Tổ chức các buổi hội thảo hay chăm sóc khách hàng qua dịch vụ hỗ trợ: Tạo không gian cho khách hàng trực tiếp chia sẻ ý kiến và đề xuất lên doanh nghiệp.
Đón nhận phản hồi từ khách hàng cũng là yếu tố quan trọng trong target marketing
Đón nhận phản hồi từ khách hàng cũng là yếu tố quan trọng trong target marketing

4. Tiếp nhận ý kiến khách hàng và chỉnh sửa nếu cần

Sau khi thu thập ý kiến khách hàng, doanh nghiệp tiến hành phân tích và đánh giá, từ đó rút ra được những thông tin quan trọng từ khách hàng. Đây là bước then chốt giúp doanh nghiệp không chỉ cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn xây dựng lòng tin từ khách hàng. Quá trình này cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng, để đảm bảo rằng mỗi ý kiến đóng góp đều được xem xét một cách nghiêm túc và có những điều chỉnh phù hợp.
Bước tiếp theo là thực hiện những thay đổi cần thiết dựa trên phản hồi của khách hàng. Việc chỉnh sửa sản phẩm hoặc dịch vụ không chỉ đơn giản là đáp ứng yêu cầu của khách hàng, mà còn thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp trong việc cung cấp giá trị thực sự và nâng cao trải nghiệm người dùng. Doanh nghiệp cần xác định rõ những điểm mạnh và điểm yếu trong các phản hồi của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để cải tiến.

5. Xây dựng cốt lõi và thông điệp

Phát triển giá trị cốt lõi mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại, tập trung giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Hãy tạo thông điệp tiếp thị cá nhân hóa, dễ tiếp cận, và phù hợp với từng phân khúc. Một giá trị cốt lõi mạnh mẽ không chỉ là yếu tố tạo ra sản phẩm, mà còn là thông điệp doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng. Để làm điều này, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, từ đó phát triển các giải pháp phù hợp. Ví dụ, nếu một sản phẩm giải quyết vấn đề về sức khỏe, thông điệp có thể tập trung vào sự cải thiện chất lượng cuộc sống của người sử dụng, nhấn mạnh tính hiệu quả và an toàn của sản phẩm.
Với 5 bước được nêu ở trên, khách hàng phần nào biết được các thiết lập targeting marketing mà doanh nghiệp áp dụng để tiếp cận họ. Việc hiểu rõ cách mà doanh nghiệp phân tích và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu giúp tạo ra một chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực mà còn tạo ra những thông điệp tiếp cận đúng đối tượng, từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
—————————
số 120, đường 410, P. Phước Long A, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0908 929 869
Website: theweb.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *