4 kiểu thiết kế website đa ngôn ngữ phổ biến trong wordpress

Nội dung

Website đa ngôn ngữ không còn xa lạ gì với người dùng web, và dường như trở thành tính năng bắt buộc phải có của một website.

Có rất nhiều cách để tạo một website đa ngôn ngữ, wordpress đã phân loại thành 4 mô hình website đa ngôn ngữ phổ biến đó là:

Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích cách thức xây dựng, ưu, nhược của mỗi loại mô hình.

Mỗi bài viết cho một ngôn ngữ

Theo cách tổ chức này, mỗi bài viết sẽ được viết bằng một ngôn ngữ, và có phần chọn ngôn ngữ cho bài viết để xác định bài viết đó thuộc ngôn ngữ nào.

Các phiên bản khác nhau của một bài viết sẽ được liên kết với nhau thông qua một id của ngôn ngữ và sử dụng để gọi khi đổi ngôn ngữ.

Ưu điểm:

  1. Dữ liệu của các phiên bản nội dung sẽ được tổ chức riêng, do đó thuận tiện trong quá trình thêm hoặc bỏ một ngôn ngữ, việc xóa bỏ ngôn ngữ này không ảnh hưởng đến ngôn ngữ khác.
  2. Dễ dàng tương thích với các plugin khi chuyển đổi đa ngôn ngữ vì sử dụng chung một công nghệ [sử dụng get_locate() function hoặc sử dụng “locate” hook] chuyển đổi ngôn ngữ
  3. Dễ dàng tương thích với các function trong wordpress.

Nhược điểm:

  1. Kỹ thuật phức tạp, phải sử dụng nhiều hook, tác động đến nhiều hàm xử lý của wordpress để xác định ngôn ngữ.
  2. Có thể phải tạo thêm một số bảng để tương thích với custom taxonomy
  3. Sẽ là một vấn đề với những website có số lượng nội dung lớn vì mỗi một ngôn ngữ sẽ là một bài viết riêng làm ảnh hưởng đến tốc  độ query dữ liệu

Plugins sử dụng kỹ thuật này:

Polylang

Plugin về đa ngôn ngữ phổ biến trên wordpress với hơn 700 ngàn website đã kích hoạt sử dụng dịch vụ

Tất cả ngôn ngữ lưu trong cùng một bài viết

Theo cách tổ chức này, tất cả ngôn ngữ sẽ được lưu trong cùng một bài viết sử dụng thẻ ngôn ngữ để phân biệt mỗi ngôn ngữ. Và sử dụng điều kiện để lọc ra nội dung được hiển thị tương ứng với ngôn ngữ được chọn.

Ưu điểm:

  1. Các trường thông tin của các ngôn ngữ khác nhau được đặt cạnh nhau, dễ dàng chỉnh sửa
  2. Không cần phải suy nghĩ nhiều. Không cần phải tạo thêm bảng và thay đổi cấu trúc của wordpress.
  3. Tìm kiếm từ khóa dễ dàng
  4. Số lượng bài viết trong dữ liệu không thay đổi.

Nhược điểm:

  1. Sẽ khó khăn khi muốn xóa bỏ một ngôn ngữ, phải làm sạch dữ liệu của bài viết
  2. Sử dụng chung một đường dẫn nên đường dẫn của ngôn ngữ khác có thể không được chuyển đổi

Sử dụng công nghệ dịch front-end kết hợp dịch vụ chuyển ngôn ngữ

Nhiều plugin sử dụng dịch vụ dịch thuật trực tuyến để chuyển đổi ngôn ngữ. Thông dụng nhất là dịch vụ của google thường được biết đến với tên goi: google translate.

Ưu điểm:

  1. Cài đặt đơn giản
  2. Có thể chỉnh sửa bản dịch sau đó với một số tính năng nâng cao của plugin

Nhược điểm:

  1. Những bản dịch tự động có thể không được chuẩn.
  2. Nội dung gốc và nội dung dịch liên quan chặt chẽ với nhau, việc thay đổi nội dung gốc có thể sẽ ảnh hưởng đến bản dịch.

Plugins sử dụng kỹ thuật này:

Transpress

Plugin về đa ngôn ngữ được elementor đề xuất sử dụng kết hợp với hơn 300 ngàn lượt kích hoạt

Gtranslate

Plugin về đa ngôn ngữ sử dụng công nghệ dịch thuật của google mạnh mẽ với hơn 600 ngàn lượt kích hoạt

Sử dụng tính năng multi site để tạo website đa ngôn ngữ

Trong wordpress có tính năng tạo multi site, về cơ bản là độc lập với nhau, chỉ sử dụng chung mã nguồn và một sốtính năng của theme, plugin. Nội dung của mỗi site sẽ độc lập hoàn toàn với nhau. Đây cũng là một cách tạo website đa ngôn ngữ được sử dụng phổ biến.

Ưu điểm:

  1. Vì tách biệt hoàn toàn nên quản trị nội dung dễ dàng và triệt để với mỗi ngôn ngữ.
  2. Không cần phải tạo thêm các tính năng để xử lý ngôn ngữ. Đặc biệt các vấn đề liên quan đến đường dẫn, tiêu đề trang…

Nhược điểm:

  1. Cơ sở dữ liệu sẽ tạo thêm nhiều bảng cho mỗi ngôn ngữ gây khó khăn cho việc bảo trì
  2. Quản trị nội dung trên nhiều site gây nhiều phiền phức
Cùng chủ đề
Mỗi website một câu chuyện
Góc chia sẻ

Lập trình website